Giờ quốc tế hiện tại
Nếu như bạn đang có thắc mắc rằng, giờ quốc tế hiện tại là bao nhiêu và nó được tính theo một chuẩn như thế nào, thì hãy cùng bài viết này tìm hiểu thật kỹ xem hiện tại trên thế giới đang sử dụng múi giờ nào và cách tính tại quốc gia bạn đang ở như thế nào nhé.
Vì sao múi giờ quốc tế ra đời?
Trước đây khi chưa có đồng hồ chúng ta thường lấy mặt trời để làm chuẩn xác định thời gian hằng ngày. Nhưng khi mọi thứ phát triển hiện đại hơn, người ta đã tìm ra cách tính toán giờ quốc tế hiện tại, mỗi quốc gia khác nhau sẽ có múi giờ khác nhau.
Trái đất chúng ta có 24 đường kinh tuyến và chia bề mặt làm 24 phần, mỗi kinh tuyến sẽ là 1 múi giờ tương ứng. Những lý do cần có chung một múi giờ quốc tế là vì Trái Đất quay 15 độ trên mỗi giờ và một ngày sẽ là 360 độ, sẽ có khu vực này thời gian nhanh hơn khu vực kia 1 giờ ngoại trừ nước Nhật. Ở bất cứ đâu, 9h sáng đều sẽ là ban ngày và 10h tối là ban đêm. Các múi giờ quốc tế hiện tại cụ thể được xây dựng trên các thỏa ước địa phương, thống nhất lãnh thổ. Sử dụng giờ quốc tế để có thể tạo ra một quy ước thống nhất chung cho tất cả các hoạt động ở bất kỳ đất nước nào trên thế giới. Giờ thế giới giúp hiển thị thời gian ở các khu vực khác nhau tại các vùng lãnh thổ khác nhau, giúp chúng ta có thể theo dõi thời gian, sắp xếp công việc, học tập, liên lạc với nhau tại các khu vực xa nhau về địa lý một cách thuận tiện nhất có thể.
Giờ quốc tế hiện tại là bao nhiêu?
Hầu hết các múi giờ trên trái đất hiện nay đều được lấy tương đối khi so với giờ quốc tế UTC, xấp xỉ với GMT là giờ kinh tuyến ở số 0. Tại mỗi địa phương đều sẽ có quy định thay đổi múi giờ theo mùa, khi mùa hè mặt trời sẽ mọc sớm, với một số nước ôn đới, gần vùng cực nên đồng hồ sẽ được điều chỉnh sớm hơn lên 1 giờ.
Múi giờ GMT
Giờ GMT đây là một trong những múi giờ đầu tiên được sử dụng cho ngành đường sắt tại Anh, hầu hết các đồng hồ tại vùng này cùng giờ với đồng hồ đặt ngay tại đường kinh tuyến số 0, giờ GMT được sử dụng 98% tại nước Anh và vào năm 1880 mới được đưa vào luật chính thức. Đến năm 1929, thì múi giờ này được hầu hết áp dụng tại các nước có múi giờ chênh lệch là 1 giờ.
Vào trước năm 1967, Việt Nam ban hành luật sử dụng múi giờ GMT +7 làm chuẩn, vì vậy lúc này hai miền Nam, Bắc nước ta đón tết chênh lệch 2 ngày khác nhau vào năm 1968. Đến năm 1972, khi hội nghị quốc tế thay đổi GMT phối hợp cùng giờ quốc tế UTC, được giữ bởi nhiều đồng hồ nguyên tử đặt xung quanh thế giới. UT1 đã thay thế cho GMT trở thành biểu trưng cho thời gian Trái Đất, hiện nay Việt Nam đang sử dụng múi giờ UTC +7.
Múi giờ UTC
Đây là múi giờ phối hợp theo một chuẩn quốc tế, ngày giờ được xác định bằng phương pháp nguyên tử, nó được sử dụng dựa trên chuẩn cũ là giờ Greenwich hay GMT, múi giờ trên thế giới sẽ được tính bởi độ lệch âm hoặc dương so với múi giờ quốc tế.
Giờ quốc tế hiện tại được định nghĩa đơn giản là thời gian mà Trái Đất tự quay quanh trục của mình, nhưng tốc độ quay của nó không cố định nên độ dài theo giờ UT không phải lúc nào cũng cố định. Nên vào năm 1980, thế giới đã chuyển sang sử dụng dùng múi giờ UTC là múi giờ chuẩn nguyên tử quốc tế, được định nghĩa từ văn phòng quốc tế về khối lượng cũng như độ dài BIPM, được dựa trên hàng trăm đồng hồ nguyên tử xêzi được đặt khắp nơi trên thế giới.
Cách tính múi giờ ở các khu vực là thế nào?
Trái Đất của chúng ta có hình cầu và có sự chuyển động từ Đông sang Tây, có sự chênh lệch về thời gian, một nửa là ngày và một nửa là đêm. Chúng ta có công thức tính giờ trên Trái Đất như sau: Tm =To + M
Với Tm là múi giờ, To là thời gian được xác định theo GMT, M chính là số thứ tự theo đường kinh tuyến của từng múi giờ. Khi dựa vào múi giờ của kinh độ, có thể tính toán được chính xác hơn giờ địa phương và khi biết rõ múi giờ địa phương thì chúng ta có thể tính được múi giờ mà nơi mình đang ở với công thức như sau: Tm = Tm + Dt
Với Dt được xem là khoảng chênh lệch thời gian của kinh độ múi giờ và kinh độ cần xác định. Tùy vị trí nếu kinh tuyến đang ở bán cầu Đông thì công thức sẽ là “+Dt” còn ở bán cầu Tây sẽ là “- Dt”.
Cách tính giờ tại hai bán cầu sẽ được tính như sau:
- Giờ khi ở bán cầu Đông = múi giờ GMT + giờ khu vực địa phương.
- Giờ khi ở bán cầu Tây = giờ tại khu vực địa phương – giờ GMT.
Lưu ý rằng nếu ở cùng một bán cầu sẽ không có thay đổi về ngày nhưng khi ở khác bán cầu thì sự thay đổi không chỉ ở giờ mà còn có thể khác ngày. Theo quy luật được xác định từ kinh tuyến 180 độ thì nếu từ Đông sang Tây sẽ cộng thêm một ngày, ngược lại Tây sang Đông sẽ lùi về 1 ngày.
Lời kết
Nhìn chung múi giờ trên Trái Đất có sự chênh lệch rất lớn, bởi các múi giờ được chia theo biên giới của các quốc gia khác nhau, có những nơi lớn nhưng lại có thể sử dụng giờ quốc tế hiện tại có chung 1 múi giờ trên toàn bộ lãnh thổ.